•  
  •  
  •  
  •  
  •  
     
 
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Tin tức
  • Tư vấn
  • Tuyển dụng
  • Thư viện
  • Video
  • Liên hệ
Sản phẩm
  • DẦU CỌ
  • DẦU NÀNH
  • DẦU MÈ
  • NGUYÊN LIỆU DẦU THỰC VẬT
  • NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN GIA SÚC
  • CÁC SẢN PHẨM KHÁC
Dịch vụ
  • Dịch vụ xuất nhập khẩu
  • Vận tải nội địa
  • Cho thuê kho bãi
GÓC THÀNH VIÊN
Tên truy cập :
Mật khẩu :

Quên mật khẩu

THỐNG KÊ
  • Đang online : 8
  • Số lượt truy cập : 662143
Đăng ký nhận tin qua mail"

Đăng kí nhận bản tin:

Tin Công nghệ

Khuyến cáo chất lượng phụ gia TAGS nhập từ Trung Quốc

Thứ tư, 17/03/2010, 02:22 GMT+7

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh, thời gian qua một số doanh nghiệp Việt Nam, do thiếu thông tin và lựa chọn không đúng đối tác phía Trung Quốc nên đã nhập khẩu thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cũng như vệ sinh an toàn hàng hóa dẫn đến khiếu kiện.


Tuy các vụ việc về cơ bản đã được Thương vụ tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc giải quyết, nhưng ít nhiều cũng gây ra thiệt hại về vật chất cũng như tâm lý lo ngại cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam.

Để tránh lặp lại những vụ việc như trên, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước Trung Quốc và bài học rút ra từ các vụ tranh chấp xin lưu ý các doanh nghiệp trong nước khi nhập khẩu mặt hàng này cần quan tâm đến những vấn đề dưới đây:

Cơ quan giám sát, quản lý và kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập khẩu thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc:

Ngày 20/7/2009, tại văn bản số 118 Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch nhà nước Trung Quốc (AQSIQ) đã phê duyệt “Quy chế giám sát, quản lý kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập khẩu thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc”. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 01.9.2009 và công bố trên trang http://dzwjyjgs.aqsiq.gov.cn của Vụ giám quản kiểm dịch động thực vật thuộc Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch nhà nước Trung Quốc.

Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc là cơ quan thống nhất quản lý trong phạm vi toàn quốc công tác giám sát, quản lý và kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập khẩu thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc.

Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập cảnh thuộc Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc đặt tại các địa phương là cơ quan phụ trách công tác giám sát, quản lý và kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập khẩu thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc trong địa bàn của mình.

Lựa chọn doanh nghiệp Trung Quốc:

Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc áp dụng chế độ đăng ký đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc, mặt hàng này phải được sản xuất, xuất khẩu từ các doanh nghiệp đã được đăng ký mới được phép xuất khẩu. Việc đăng ký của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu mặt hàng này sau khi được các cơ quan hữu quan kiểm tra có đủ điều kiện sẽ được Cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch địa phương cấp “Giấy chứng nhận đăng ký kiểm nghiệm kiểm dịch của doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc xuất khẩu” và Giấy chứng nhận đăng ký này có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày công bố. Đồng thời, hàng năm Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch nhà nướcTrung Quốc ra công bố “Danh sách doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, chất phụ gia thức ăn gia súc xuất khẩu đã được đăng ký”, danh sách này được bổ sung, sửa đổi theo từng năm. Trong danh sách bao gồm các nội dung như: tên cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập cảnh, tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký, chủng loại và tên sản phẩm của doanh nghiệp (Danh sách cụ thể được công bố trên trang http://dzwiyjgs.gov.cn của Vụ giám quản kiểm dịch động thực vật thuộc Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch nhà nước Trung Quốc).

Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi có nhu cầu nhập khẩu về mặt hàng này, nhất thiết phải lựa chọn các doanh nghiệp nằm trong danh sách được công bố. Trong giao dịch, ngoài việc yêu cầu đối tác xuất trình “Giấy phép kinh doanh” có hiệu lực do Cục quản lý hành chính công thương địa phương cấp, còn phải yêu cầu họ xuất trình“Giấy chứng nhận đăng ký kiểm nghiệm kiểm dịch của doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc” do Cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch địa phương cấp.

Trình tự kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa tại Trung Quốc:

Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập cảnh địa phương Trung Quốc sẽ căn cứ vào các yêu cầu dưới đây để tiến hành kiểm nghiệm kiểm dịch đối với mặt hàng thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc:

- Yêu cầu kiểm nghiệm kiểm dịch của các quốc gia hoặc khu vực đối với mặt hàng này;

- Nội dung thỏa thuận, nghị định thư, biên bản ghi nhớ song phương;

- Luật pháp, quy định, các tiêu chuẩn bắt buộc của nhà nước Trung Quốc và yêu cầu kiểm nghiệm kiểm dịch theo quy định của Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch quốc gia Trung Quốc.

- Yêu cầu kiểm dịch quy định trong hợp đồng hoặc tín dụng thư (L/C).

Trước khi xuất khẩu mặt hàng này, chủ hàng hoặc đại lý cần phải làm thủ tục kiểm nghiệm kiểm dịch tại cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập cảnh địa phương, đồng thời cung cấp các chứng từ như hợp đồng thương mại, tín dụng thư (L/C), giấy chứng nhận đăng ký kiểm nghiệm kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xưởng đạt tiêu chuẩn.

Hàng hóa sau khi được kiểm nghiệm, kiểm dịch đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập cảnh nơi xuất xứ hàng hóa cấp “Giấy chứng nhận thông quan cho hàng hóa xuất cảnh” hoặc “Chứng thư kiểm nghiệm kiểm dịch”.

Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng nhập khẩu cần phải đưa vào nội dung hợp đồng và thư tín dụng (L/C) các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh cụ thể do các cơ quan hữu quan của Việt Nam quy định đối với mặt hàng này (ví dụ như hàm lượng Melamine có trong bột cá phải không cao hơn 2,5 mg/kg…). Chứng thư chất lượng quan trọng nhất đối với mặt hàng này là “Giấy chứng nhận thông quan cho hàng hóa xuất cảnh”, hoặc “Chứng thư kiểm nghiệm kiểm dịch” do cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch xuất nhập cảnh nơi xuất xứ hàng hóa cấp. Cần kiểm tra thật kỹ, đề phòng trường hợp người bán giả mạo Giấy chứng nhận này: hàng hóa được sản xuất tại một địa phương, nhưng Giấy chứng nhận lại do một địa phương khác cấp.

Địa điểm lấy mẫu xét nghiệm tại Việt Nam:

Khi hàng hóa về đến cảng tại Việt Nam, doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và lập biên bản ngay tại cảng trước khi đưa hàng về kho của mình. Thực tế cho thấy, đã có một số công ty Trung Quốc vin vào cớ cơ quan hữu quan Việt Nam tiến hành lấy mẫu và lập biên bản tại kho của người mua để trốn tránh trách nhiệm về chất lượng hàng hóa được giao.

Trên cơ sở báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, Vụ Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương xin khuyến cáo đến các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh mặt hàng thức ăn gia súc và chất phụ gia thức ăn gia súc nhập khẩu từ Trung Quốc cần thận trọng xem xét việc lựa chọn bạn hàng Trung Quốc, kiểm tra kỹ bộ chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là Chứng thư chất lượng và tuân thủ việc lấy mẫu xét nghiệm ngay tại cảng để tránh tổn thất, khiếu kiện giữa hai bên. Nếu cần thêm thông tin hoặc trợ giúp xin liên hệ trực tiếp với Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc theo địa chỉ email: cn@moit.gov.vn. Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó

Theo CT


Nguồn: ProFeed.vn

 
[ Trở về ]

Các tin khác :

  • Chất DDGs là gì? (15/03/2010)
  • Công nghệ chế biến bã đậu nành (08/10/2009)
VIDEO CLIP
THƯ VIỆN ẢNH
Tỷ giá ngoại tệ
Trang chủ | Giới thiệu | Sản phẩm | Dịch vụ | Tin tức | Tư vấn | Tuyển dụng | Thư viện | Video | Liên hệ

Copyright © 2009 VOE
Thiet ke web : TRUST.vn